Một người quản lý khách sạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa một kỳ nghỉ đầy thú vị và một kỳ nghỉ khiến người ta thất vọng, và để vận hành được khách sạn một cách hiệu quả thì sẽ cần đến một số quản lý khác nhau. Cụ thể, tổng giám đốc sẽ giám sát tất cả các chức năng của khác sạn, từ sự hài lòng của khách hàng đến ngân sách, trong khi đó, Quản lý bộ phận doanh thu sẽ giám sát về tài chính và Trưởng bộ phận tiếp tên sẽ quản lsy đồng thời cả về đặt phòng và quầy tiếp tên. Tuy nhiên, dù quản lý về cái gì đi chăng nữa thì các nhà quản lý khách sạn đều phải có những trình độ riêng biệt về giá dục, kỹ năng và trình độ.
Về giáo dục: Nhà quản lý của những khác sạn lớn hay có đầy đủ các dịch vụ thôgn thường sẽ cần một bằng cử nhân chuyên ngành Khách sạn hoặc Quản lý khách sạn. Tuy nhiên, điều này không cần thiết với những khách sạn nhỏ có ít dịch vụ hoặc có các hoạt động ít phức tập thì có thể thuê người quản lý ngoài có bằng liên kết hoặc có chứng nhận về quản lý khách sạn. Mặc dù hiện nay ở Mỹ có trên 500 trường mở các chương trình đào tạo về quản lý khách sạn nhưng chỉ có 100 trường trong số đó là đủ tiêu chuẩn theo Chương trình quản trị khách sạn của Ủy ban Kiểm định. Các chương trình quản lý khách sạn thường yêu cầu những khóa học về Quản trị, Kế toán, kinh tế, Hệ thống đặt phòng điện tử, Marketing, Dịch vụ dọn phòng, Thực phẩm và đồ uống. Những sinh viên muốn có một khởi đầu trong lĩnh vực này có thể tìm kiếm một trường trung học có các chương trình đào tạo trong vòng 2 năm từ Khách sạn American Hotel và Học viện giáo dục Lưu trữ.
Về kinh nghiệm: Quản lý khách sạn không phải là một nghề dành cho những sinh viên chưa tốt nghiệp đại học. Hầu hết các nhà quản lý khách sạn đều có kinh nghiệm trong ngành với hàng loạt các vị trí tăng dần. Ví dụ, một nhân viên tiếp tân có thể được thăng chức thành thư ký của trưởng phòng, sau đó thành trợ lý cho Giám đốc bộ phận tiếp tân, Giám đốc bộ phận tiếp tân, Giám đốc kinh doanh và xúc tiến sản phẩm và cuối cùng là Quản lý khách sạn. Các ông chủ thường dành những khóa đào tạo về quản lý cho những ứng viên tốt nghiệp đại học mặc dù có nhiều nhân viên có khả năng lãnh đạo và có vài năm kinh nghiệm trong nghề vẫn có thể làm công việc của một trợ lý giám đốc. Những nhà quản lý khách sạn tương lai có thể tự tăng thêm kinh nghiệm cho bản thân thông qua các công việc bán thời gian vào mùa hè hoặc thông qua các kỳ thực tập.
Về kỹ năng: Một nhà quản lý khách sạn cần phải có bộ các kỹ năng cụ thể. Những kỹ năng này là bắt buộc vì là một nhà quả lý, bạn bắt buộc phải biết làm như thế nào để hiểu và khiến cho khách hàng cũng như các nhân viên của mình cảm thấy hài lòng. Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp các nhà quản lý khách sạn xác định được khách hàng của mình mong muốn điều gì trong quá trình phục vụ và những kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp họ có những phương án giải quyết vấn đề tốt nhất. Để động viên, hướng dẫn nhân viên trong khách sạn và giải quyết các tranh chấp xảy ra thì khả năng lãnh đạo và năng lực quản lý là không thể thiếu. Ngoài ra, chủ khách sạn cũng phải sắp xếp các hoạt động của khách sạn, từ việc sắp xếp lịch trình đến ngân sách và quản trị nguồn nhân lực; vì vậy, kỹ năng tổ chức cũng không thể không kể đến. leadership and managerial abilities are a must. Plus, hotel managers juggle every aspect of a property’s operation, from schedules to budgets to human resources, so organizational skills are essential. Để vươn lên và trở thành 1 trong những khách sạn hàng đầu thì nhà quản lý phải có cả kiến thức về Kinh doanh, Marketing, Kế toán, Hệ thống máy tính và Quản trị.
Tóm lại: Theo như Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ thì nghề quản lý khách sạn sẽ tăng khoảng 8% trong khoảng từ năm 2010 đến 2020, chậm hơn so với mức trung bình là 18% của các ngành nghề khác. Mặc dù ngàng công nghiệp du lịch sẽ tiếp tục mở rộng nhưng ngành khách sạn lại có những hạn chế về dịch vụ, ít các tính năng và tiện nghi để quản lý hơn. Ngoài ra, các nhà điều hành khách sạn đang thu hẹp quản lý để cắt giảm được chi phí. Triển vọng việc làm tốt nhất là bắt đầu từ những khách sạn nhỏ, nơi bạn sẽ có đối thủ cạnh tranh cho chức vụ quản lý. Với bằng cử nhân về Quản lý khách sạn, bạn sẽ nhanh chóng nhanh chóng tìm được một công việc tốt, đặc biệt là được làm việc ở những khách sạn sang trọng.